Thông tư 01/2015/TT-BXD do Bộ XD ban hành về việc Xác định đơn giá Nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng đã được khá lâu, từ ngày 20/03/2015.
Trong gần 1 năm qua, một vài Tỉnh TP đã ban hành bảng lương hoặc cách tính lương thay đổi đi so với TT 01/2015 này.
Ví dụ:
+ Tháng 8/2015 Sở XD tỉnh Quảng Ninh công bố QĐ số 1919/SXD-KTXD và 1996/SXD-KTXD theo hướng tăng lương so với cách tính theo TT 01/2015
+ Tháng 12/2015 tỉnh Hà Nội ra Quyết định số 7414/QĐ-UBND theo hướng giảm lương so với cách tính theo TT 01/2015.
+ Tháng 1/2016 Sở XD tỉnh Hòa Bình ra văn bản số 26/SXD-QLHĐXD theo hướng tăng lương so với cách tính theo TT 01/2015 bằng cách cho phép tính thêm phụ cấp “ĐẮT ĐỎ” từ 20% – 50% cho từng địa bàn trong Tỉnh.
+ Tháng 2/2016 tỉnh Quảng Ngãi công bố Quyết định số 265 theo hướng tăng lương so với cách tính theo TT 01/2015 bằng cách tăng mức lương đầu vào (LNC) cho 3 khu vực trong Tỉnh. Cao nhất là 3.000.000 đ, thấp nhất là 2.350.000 đ.
Như vậy mỗi tỉnh lại đưa ra phương án riêng cho mình. Tăng có, giảm có.
Câu hỏi đặt ra là với những Tỉnh không thông báo gì cả mà chúng ta muốn tính đơn giá nhân công theo TT 01/2015 nhưng cũng muốn cho kết quả cao hơn thông thường thì làm thế nào ?
Đơn giản là thế này : Theo TT 01/2015, Điều 4 quy định rằng Mức lương đầu vào (LNC) đã bao gồm các khoản lương phụ, phụ cấp lưu động, phụ cấp không ổn định sản xuất, phụ cấp khu vực và đã tính đến yếu tố thị trường.
May quá ! Bộ XD không nói gì đến đã bao gồm Phụ cấp bảo hiểm (BHXH + BHYT + BHTN ) trong Điều 4 này cả.
Trong khi một số doanh nghiệp xây lắp đã và đang phải đóng bảo hiểm cho người lao động. Vậy tại sao chúng ta không tính nó vào để nhằm tính đúng và tính đủ ?
Theo Quyết định 959/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được áp dụng từ ngày 01/12/2015 thì các khoản bảo hiểm phải đóng cho người lao động khá nhiều cụ thể như sau:
+ Bảo hiểm xã hội : 18% ( theo Điều 5 khoản 2)
+ Bảo hiểm y tế : 3% ( theo Điều 18, khoản 1)
+ Bảo hiểm thất nghiệp : 1% ( theo Điều 14 khoản 2)
+ Kinh phí công đoàn : 2% ( theo điều 5 , nghị định 191/2013/NĐ-CP)
Tổng chi phí bảo hiểm mà doanh nghiệp đóng là : 18% + 3% + 1% +2% = 24%
Để áp dụng QĐ 959/QĐ-BHXD trong phần mềm Dự Toán G8 thì chúng ta làm như sau :
I.) TÍNH ĐƠN GIÁ NHÂN CÔNG, CA MÁY
Bước 1 : Cập nhật phần mềm Dự toán G8
+ Vào menu Trợ giúp chọn cập nhật dự toán G8
Bước 2: Tính nhân công theo TT 01/2015-BXD
+ Sang sheet ( bảng) Giá Tháng
+ Click vào “tính lương theo “ trên thanh công cụ phía dưới cùng màn hình rồi chọn “Thông tư 01/2015/TT-BXD”
+ Click vào mục “ Tính giá NC, Máy”
+ Trong sheet “ Đầu vào”
Điền mức lương đầu vào ở ô D7, ví dụ 2.350.000 đ
Điền phụ cấp bảo hiểm ở ô D20 ví dụ : 24%
Điền giá nhiên liệu ( xăng, dầu, điện, diezen) từ ô D25 đến D28
+ Sang sheet “ nhân công” để xem dự toán G8 tính nhân công có thêm 22% chi phí bảo hiểm
+ Nhấn nút “ Cập nhật giá NC” để đưa đơn giá NC vừa tính vào công trình
+ Nhấn nút “ Cập nhật giá máy” để đưa đơn giá máy vừa tính vào công trình.
II.) TÍNH BÙ GIÁ NHIÊN LIỆU VÀ BÙ LƯƠNG THỢ LÁI MÁY
Để tính bù giá nhiên liệu và lương thợ lái máy áp dụng theo TT01/2015-BXD thì làm như sau:
+ Sang sheet “ Nhiên liệu” rồi click vào mục “ Tùy chọn khác …” trên thanh công cụ phía dưới cùng màn hình
+ Click vào mục “ Phụ cấp lương” trên thanh công cụ phía dưới cùng màn hình, sau đó để tỷ lệ phụ cấp bảo hiểm 24% còn các phụ cấp khác để 0% rồi nhấn nút “chấp nhận”
+ Vào menu Cấu Hình tích “Có bù giá nhiên liệu và lương thợ lái máy “ Để G8 đưa phần bù vào khi tính chiết tính và dự toán công trình.
III.) LƯU Ý :
+ Không được áp dụng đồng thời hai phương án trên. Chỉ được áp dụng 1 trong 2 cách ở trên. Nếu áp dụng đồng thời hai cách là chúng ta đã tính bù hai lần.
|